Trang chủ Cạnh tranh Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh

Quy trình điều tra và xử lý vụ việc tập trung kinh tế

01/01/2019

Các trường hợp vi phạm quy định về tập trung kinh tế phải áp dụng tố tụng cạnh tranh

Tố tụng cạnh tranh được áp dụng đối với các trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về Cạnh tranh. Trong lĩnh vực tập kinh tế, các hành vi vi phạm thuộc trường hợp áp dụng tố tụng cạnh tranh được quy định chi tiết tại Điều 44 LCT 2018.

Quy trình tố tụng đối với vụ việc tập trung kinh tế

Bước 1: Nguồn thông tin tiếp nhận

Lưu ý:

- Hồ sơ khiếu nại bao gồm (theo Khoản 3, Điều 77, LCT 2018):

a) Đơn khiếu nại theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;

b) Chứng cứ để chứng minh các nội dung khiếu nại có căn cứ và hợp pháp;

c) Các thông tin, chứng cứ liên quan khác mà bên khiếu nại cho rằng cần thiết để giải quyết vụ việc.

Địa chỉ: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia - Bộ Công Thương

Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Liên hệ: (+84)4.22205016

Bước 2: Thụ lý hồ sơ khiếu nại

- Căn cứ vào Điều 78, Điều 79 và Điều 80, LCT 2018:

Lưu ý:

- Nội dung thẩm định hồ sơ khiếu nại:

Hồ sơ khiếu nại được chuyển đến UBCTQG theo đúng thủ tục khiếu nại (đã nêu trên ở Bước 1)

Đơn khiếu nại được lập và nộp bởi tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại, theo Khoản 1, Điều 77, LCT 2018 quy định: “Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh…”

Các nội dung khiếu nại được thể hiện rõ ràng

Hành vi có dấu hiệu vi phạm (bị khiếu nại) thuộc thẩm quyền xem xét của UBCTQG và vẫn nằm trong thời hiệu khiếu nại (3 năm), theo Khoản 2, Điều 77, LCT 2018.

Các thông tin, chứng cứ gửi kèm theo là có căn cứ, được quy định tại Điều 56, LCT 2018. Ví dụ: (i) Thông tin, chứng cứ về hành vi vi phạm quy định về TTKT của bên bị khiếu nại; (ii) Thông tin, chứng cứ về vị trí trên thị trường liên quan của bên bị khiếu nại, gồm: thị trường sản phẩm/địa lý liên quan, thị phần hoặc thị phần kết hợp; …

- ​Các trường hợp trả lại hồ sơ khiếu nại, theo quy định tại Điều 79, LCT 2018:

a) ​Thời hiệu khiếu nại đã hết;

b) Khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia;

c) Bên khiếu nại không bổ sung đầy đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 78 của Luật này;

d) Bên khiếu nại xin rút hồ sơ khiếu nại.​

Bước 3: Thủ trưởng cơ quan điều tra (CQĐT) vụ việc cạnh tranh ra quyết định điều tra vụ việc tập trung kinh tế (TTKT)

Thời hạn điều tra vụ việc TTKT: là 90 ngày + 60 ngày

Lưu ý:

- Chủ tịch UBCTQG trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính sau đây theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

a) Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;

b) Khám phương tiện vận tải, đồ vật;

c) Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm.

Trong quá trình điều tra ban đầu, việc lấy lời khai và triệu tập người làm chứng, được quy định cụ thể tại Điều 83 và Điều 84, LCT 2018.

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra vụ việc khi: (i) không đủ chứng cứ để chứng minh được hành vi vi phạm; (ii) bên khiếu nại rút hồ sơ và bên bị điều tra cam kết chấm dứt hành vi, đồng thời cam kết thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và được CQĐT chấp thuận.

Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh tự mình hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia hoặc theo đề nghị của các bên liên quan khôi phục điều tra khi: (i) bên bị điều tra không thực hiện đúng và đầy đủ cam kết; (ii) thông tin các bên cung cấp bị sai lệch; (iii) thời hạn điều tra sau khi có quyết định khôi phục điều tra là 04 tháng.​

Đình chỉ và Khôi phục điều tra

   (Căn cứ vào Điều 86 87 LCT 2018)

Bước 4: Báo cáo điều tra

- Điều tra viên vụ việc cạnh tranh lập báo cáo điều tra trình Thủ trưởng CQĐT vụ việc cạnh tranh ra kết luận điều tra và chuyển hồ sơ vụ việc cạnh tranh, báo cáo điều tra và kết luận điều tra đến Chủ tịch UBCTQG.

- Nội dung báo cáo điều tra:​

a. Tóm tắt vụ việc;

b. Xác định hành vi vi phạm;

c. Tình tiết và chứng cứ được xác minh;

d. Đề xuất biện pháp xử lý.

Bước 5: Xử lý vụ việc TTKT (quy định tại Điều 89, LCT 2018

- Quyết định xử lý:

Lưu ý:

- Theo Điều 59, LCT 2018 quy định, Chủ tịch UBCTQG có nhiệm vụ, quyền hạn:

(i) Quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về tập trung kinh tế;

(ii) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh không lành mạnh;

(iii) Chủ tịch UBCTQG gia xem xét việc quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc vi phạm quy định về TTKT và vụ việc CTKLM;

(iv) Giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc vi phạm quy định về TTKT hoặc CTKLM; …

- Quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh phải được gửi cho bên khiếu nại, bên bị điều tra và công bố công khai.​

Bước 6: Giải quyết khiếu nại QĐXL vụ việc TTKT

Lưu ý:

- Nội dung đơn khiếu nại QĐXL vụ việc cạnh tranh, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp; được quy định tại Điều 97, LCT 2018:

a. Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;

b. Tên, địa chỉ của bên làm đơn khiếu nại;

c. Số, ngày, tháng, năm của quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khiếu nại;

d. Lý do của việc khiếu nại và yêu cầu của bên làm đơn khiếu nại;

đ. Chữ ký, con dấu (nếu có) của bên làm đơn khiếu nại.

Địa chỉ: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia - Bộ Công Thương

Số 25 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Liên hệ: (+84)4.22205016