Danh mục
Thông tin cho Doanh nghiệp
01/01/2019
Chương 2 (Điều 12 đến hết Điều 26) của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định về trách nhiệm của Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng
Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi tắt là “doanh nghiệp”) là tổ chức, cá nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: (i) Thương nhân theo quy định của Luật thương mại. Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 quy định Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh; và (ii) Cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh.
Trách nhiệm của doanh nghiệp theo quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bao gồm:
1. Cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ
2. Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
3. Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch
4. Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện
5. Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
6. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra
7. Thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
8. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý thực hiện trách nhiệm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng và các hành vi bị cấm được quy định lần lượt tại Điều 6 và Điều 10 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Để đánh giá việc tuân thủ thực thi các quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp có thể tham khảo thông tin tại Website Chương trình Doanh nghiệp vì người tiêu dùng tại địa chỉ https://dn.bvntd.gov.vn/